NGƯỜI
ĐỨC
Có khoảng 82 triệu người hiện đang sinh
sống ở nước Đức. Tỷ lệ sinh ở Tây Đức cũ đang giảm sút liên
tục kể từ năm 1974 và mỗi cặp vợ chồng trung bình có 1,8
con. Nước Đức là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh
thấp nhất thế giới, và sự sụt giảm dân số nay vẫn đang tiếp
tục.
Đa số dân Đức sống tập trung trong các
thành phố (một mạng lưới các đô thị liên tiếp nhau) ở vùng
thung lũng Rheine-Ruhr quanh Köln, vùng Rheine-Mainz quanh
Frankfurt và vùng công nghiệp Schweben quanh Stuttgart.
Khoảng 1/3 dân số Đông Đức cũ trong các
thành phố lớn, năm 1993 có 26 triệu người sống trong 85
thành phố và thị trấn có số dân trên 100.000 người.
LỐI SỐNG
Đa số người Đức sử dụng thời gian làm việc
và nghỉ ngơi giống như những người ở các nước Tây Âu khác.
Gia đình nói chung là gia đình hạt nhân (tức một đơn vị
xã hội gồm cha, mẹ và con cái) và có qui mô nhỏ, nhất là
ở các vùng đô thị.
Trong gia đình có một người hay thậm chí
cả hai vợ chồng cùng đi làm để trang trải cho mức sống có
chi phí khá cao. Lớp thanh niên thường bận đồ jeans và xem
các chương trình tivi Hoa Kỳ hay các chương trình thể thao.
Ngay trong nước Đức vẫn còn những sự khác
nhau khá rõ nét trong lối sống truyền thống - giữa thành
phố và nông thôn, giữa các vùng khác nhau, giữa người có
việc làm và người thất nghiệp, giữa người Tây Đức và người
Đông Đức cũ.

CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH
Trong nhiều vùng đô thị cả hai vợ chồng
trong gia đình đều đi làm, chủ yếu vì đó là cách duy nhất
để có thể bảo đảm được mức sống như họ mong muốn. Quy mô
gia đình ở Đức ngày càng nhỏ đi, trung bình mỗi cặp vợ chồng
chỉ có một hay hai đứa con. Ở các vùng nông thôn miền nam
nước Đức người ta có thể tìm thấy những gia đình có một
vài thế hệ cùng sống dưới một mái nhà. Nhưng ở các thành
phố hay các vùng miền Bắc thì điều đó rất hiếm. Ở các vùng
này nhà cửa và các căn hộ tương đối nhỏ, không đủ để có
thêm cả ông bà cùng sống với gia đình.
Lớp thanh niên khá tự do trong việc gặp
gỡ nhau, và lấy ai là tùy họ chọn lựa. Nhưng dĩ nhiên, kết
hôn không phải là cách duy nhất: khoảng 40% các cặp ở độ
tuổi từ 18 đến 35 sống với nhau mà không làm hôn thú hay
tổ chức lễ cưới ở nhà thờ. Ở thành phố, những bà mẹ hay
ông bố đơn thân là chuyện bình thường được xã hội chấp nhận.
Con cái của những cặp cha mẹ không kết hôn cũng có quyền
lợi tương tự như tất cả những đứa trẻ khác.

GIÁO DỤC
Giáo dục là điều bắt buộc đối với tất cả
các trẻ em Đức từ 6 đến 15 tuổi. Những giờ học về tôn giáo
được tiến hành trong trường học do nhà thờ quản lý cho đến
khi học sinh được 14 tuổi, khi đó học sinh có thể lựa chọn
có tiếp tục học giáo lý nữa hay thôi.
Năm học bắt đầu từ cuối tháng 8, kéo dài
cho đến tháng 6 hay tháng 7 năm sau, giữa năm học vào khoảng
tháng 2 có một kỳ kiểm tra và hai tuần nghỉ lễ Giáng Sinh
và năm mới. Ngày học tập bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 13 giờ
chiều, từ thứ hai đến thứ sáu, và từ 8 giờ sáng đến 12 giờ
trưa ngày thứ bảy. Thời gian học tập ở trường hầu như tập
trung cho các môn học lý thuyết và một số hoạt động thực
hành. Trẻ em trở về nhà ăn trưa sau giờ học và làm bài tập
vào buổi chiều ở nhà.
Lớp học đầu tiên của các trẻ em Đức là
lớp sơ học - Grundschulen - bắt đầu vào lúc trẻ lên sáu,
và bậc tiểu học thường kéo dài bốn năm, mặc dù có một số
tiểu bang qui định khác. Sau đó khoảng một nửa số trẻ em
này sẽ lên bậc trung học - Hauptschulen - và được giáo dục
hướng nghiệp.
Những học sinh có khuynh hướng lý thuyết
cao hơn sẽ vào các trường trung cấp - Realschulen - và học
trong sáu năm trước khi vào một trường kỹ thuật. Các trường
có truyền thống nhất là các trường Gymnasium chuyên giảng
dạy các ngôn ngữ cổ điển và hiện đại, các môn khoa học và
toán học. Tại đây, học sinh được chuẩn bị để bước vào một
kỳ thi tú tài: Abitur, bậc thang cuối cùng trên con đường
bước vào trường đại học.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Đức được
tài trợ và trang bị tốt, với chế độ bảo hiểm y tế cho mọi
người đi làm, người tự kinh doanh và những thành viên trong
gia đình. Những nhóm dân cư có thu nhập thấp và những người
thất nghiệp được trợ giúp bởi các chương trình của liên
bang và từng tiểu bang. Tuy vậy, đôi khi vẫn còn có sự lạm
dụng trong việc chăm sóc sức khỏe, cũng như việc các quỹ
bảo hiểm và an sinh xã hội lại được dùng cho những khoản
chi như đi nghỉ ở suối nước nóng chẳng hạn.
Hơn một nữa số bệnh viện ở Đức do nhà nước
và các thành phố quản lý; 12% là các bệnh viện tư và 35%
là do các tổ chức phi lợi nhuận điều hành. Y khoa là một
nghề nghiệp rất được ưa chuộng ở Đức bởi vì được trả lương
cao hơn so với các nước khác. |