Nước Đức
có một chính phủ theo hệ thống liên bang phi tập trung,
nghĩa là mỗi bang - gọi là Land – có toàn bộ quyền hành
và có hiến pháp riêng của mình phù hợp với những nguyên
tắc chỉ đạo ghi trong luật cơ bản, bộ luật chỉ đạo của nước
Đức. Mô hình chính phủ này có nguồn gốc từ Thế kỷ XV và
nó cho phép áp dụng rộng rãi các nguyên tắc dân chủ ở cấp
độ địa phương và quốc gia. Nhiều nhà chính trị quốc gia
đã thâu thập được những kinh nghiệm có giá trị khi làm việc
tại các chính quyền cấp địa phương.
CHÍNH PHỦ LIÊN BANG
Có hai viện trong chính phủ: Hạ Viện (Bundestag),
được các công dân bầu ra bốn năm một lần, từ cơ quan này
bầu ra thủ tướng Liên Bang; và Thượng Viện (Bundesrat),
gồm các thành viên được chỉ định từ chính phủ các tiểu bang,
đại diện cho lợi ích của các tiểu bang. Người dân không
bắt buộc phải đi bầu, nhưng bất kỳ ai đủ 18 tuổi đều có
quyền bầu cử. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, được
bầu 5 năm một lần bởi hội đồng lập pháp liên bang và các
đại diện tiểu bang. Tổng thống chính thức phê chuẩn thủ
tướng liên bang sau khi ông này được Hạ viện bầu ra.
Tây Đức trước đây là thành viên của Khối
Hiệp Ước Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ năm 1954, và
đã gia nhập Liên Hiệp Quốc từ năm 1973. Quân đội Đức (Bundeswehr)
chỉ có mục tiêu phòng vệ, nước Đức có chế độ nghĩa vụ quân
sự, tất cả đàn ông đều phải phục vụ trong quân đội quốc
gia 12 tháng. Những người từ chối đi nghĩa vụ quân sự (những
người không muốn đi quân dịch vì những nguyên tắc đạo đức)
thì cũng có thể làm những dịch vụ dân sự như phục vụ trong
bệnh viện, các cơ quan xã hội từ thiện để thay thế.

CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ
Có 5 đảng chính trị ở nước Đức. Liên Minh
Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) và Liên Minh Xã hội Thiên
Chúa Giáo (CSU) từ miền nam Bayern tạo thành một nhóm trong
nghị viện, giành được sự ủng hộ của những người Tin Lành
và Công Giáo. Đảng Dân Chủ Xã hội (SPD), Đảng Dân Chủ Tự
do (FPD) và Đảng Xanh (Grün) hợp thành nhóm còn lại. Đảng
Cộng Sản Đức (KPD), bị cấm hoạt động từ năm 1923 nhưng đã
cải tên thành Đảng Xã hội Chủ Nghĩa Thống Nhất (PDS), là
đảng nắm chính quyền ở Đông Đức cũ từ năm 1945 đến năm 1990.
Thủ tuớng đương nhiệm là Gerhard Schröder (SPD) và tổng
thống Đức là Horst Köhler.
Còn có nhiều đảng chính trị nhỏ hơn, có
ảnh hưởng ở các tiểu bang hơn ở cấp liên bang. Nhưng quyền
lực chính trị của họ bị ngăn trở bởi một đạo luật quy định
chỉ những đảng nào có được trên 5% số phiếu bầu trở lên
mới được có đại diện trong hạ viện, một cách để chặn trước
các đảng cánh Tả và cánh Hữu cực đoan giành được ghế trong
nghị viện.

HỆ THỐNG LẬP PHÁP
Nước Đức là một xã hội rất có quy củ. Các
công dân phải mang theo giấy chứng minh, giấy phép lái xe
và các giấy tờ bảo hiểm. Họ có thể bị phạt vì qua đường
không đúng nơi quy định.
Phạm vi của Luật Cơ Bản được mở rộng để
bảo đảm sự thống nhất. Nó gồm rất nhiều luật lệ để bảo vệ
nền dân chủ và tự do ngôn luận và bảo đảm một danh sách
các quyền con người nằm ngoài các điều luật thông thường,
bao gồm cả quyền được bảo vệ đối với những người tị nạn
chính trị. Nước Đức không có hình phạt tử hình.
Có 6 loại tòa án khác nhau ở nước Đức;
các tòa án thông thường để xử các vụ án hình sự và dân sự,
tòa lao động, tòa hành chính, tòa xã hội dành cho các chương
trình xã hội, tòa tài chánh xử các vấn đề về thuế vụ, và
tòa án Hiến Pháp Liên Bang là tòa án kháng cáo cao nhất
cũng đồng thời là một cơ quan lập hiến và lập pháp.

TÁI THỐNG NHẤT
Hệ thống pháp luật ở Đông Đức cũ là một
trong những vấn đề phức tạp nhất cần giải quyết hiện nay,
vì tất cả các quan tòa và bồi thẩm cũng như các luật sư
đều được đào tạo trong hệ thống cũ mang tính chính trị.
Tiểu Bang Sachsens là bang đầu tiên kiểm tra lý lịch của
các quan tòa và giữ lại 50% trong số đó. Quá trình này đang
diễn ra trong các tiểu bang còn lại.
Lực lượng cảnh sát cũng không muốn làm
gì nhiều hơn là giữ gìn trật tự cho đến khi vai trò của
họ trong nước Đức mới được khẳng định. Lực lượng cảnh sát
an ninh mật vụ của Đông Đức cũ: Stasi, còn lưu giữ nhiều
hồ sơ với các công dân Đức. Nhưng nhiều thành viên của nó,
cùng với khoảng 5.000 điệp viên Đông Đức cũ đang phải ra
tòa vì những việc làm trong quá khứ của họ. |