Chủ đề của
ĐHGT-2006:
"Lời Chúa
là ngọn đèn soi cho con bước,
là ánh sáng chỉ đường con đi"
(Thánh Vịnh 119:105)
Vatican - 27.2.2006, ĐTC Bênêđictô XVI
đã gửi sứ điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XXI, sẽ được
khai mạc trong mỗi giáo phận vào Chúa Nhật Lễ Lá ngày 9.4.2006
sắp tới.
Các Bạn Trẻ thân mến!
Thật là niềm vui lớn lao cho cha được gưỉ
lời chào thăm các con trong khi các con đang sửa soạn cho
Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 21 này. Những kỷ niệm về
Ngày Giới Trẻ Thế Giới vừa qua được tổ chức tại Đức còn
tươi rói trong tâm hồn cha. Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay
được cử hành tại các giáo phận địa phương sẽ là dịp để các
con nhóm lên ngọn lửa nhiệt tâm hăng nồng mà chúng con đã
kín múc được tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Cologne hầu đem
lại cho gia đình, giáo xứ và các tổ chức liên hệ với chúng
con để tạo thành một cuộc hương thiêng liêng cho thế hệ
trẻ về với Chúa Kitô.
Chủ đề Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay cha
đề nghị với chúng con là lời Thánh vịnh 119 [118]: “Lời
Chúa là đèn soi bước và là ánh sáng dẫn đường cho con” (câu
105). Đức cố Giáo hoàng thân yêu của chúng ta là Đức Gioan
Phaolô II đã dẫn giải câu này như sau: "Người nào cầu
nguyện, kẻ ấy tỏ lòng biết ơn luật Chúa mà họ cảm nhận được
đó chính là đèn soi bước cho họ tiến trên lối đường đen
tối của cuộc sống” (Buổi Hội kiến ĐTC vào thứ Tư ngày 14.11.2001).
Thiên Chúa tỏ mình ra cho chúng ta trong
lịch sử. Ngài nói với nhân loại, và lời Ngài có một sức
mạnh. Danh từ Do Thái "dabar" thường được dịch
ra là “lời” được hàm chứa cả lời lẫn hành động. Thiên Chúa
nói điều Ngài làm và làm điều Ngài phán. Cựu ước đã loan
báo cho Con cái Do thái biết Đấng Thiên Sai sẽ đến và thiết
lập một giao ước mới; trong việc Nhập Thể Ngài đã hoàn tất
lời Ngài đã hứa.
Điều này cũng được minh xác cách rõ ràng
trong Giáo Lý của Giáo Hội Công giáo rằng: “Chúa Kitô, Con
Thiên Chúa làm Người, là Lời hoàn mỹ và không diễn tả nổi
của Chúa Cha. Trong Ngài Thiên Chúa Cha biểu lộ trọn vẹn”
(số 65). Chúa Thánh Thần linh ứng qua các tác gỉa sách thánh,
đã mở lòng trí các tín hữu để hiểu biết bí ẩn này.
Cũng cùng một Thánh Thần hiện diện trong
việc cử hành Thánh Thể, khi linh m?c “đại diện Chúa Kitô”
đọc lời truyền phép để biến đổi bánh và rượu trở thành Mình
và Máu Chúa Kitô, nuôi dưỡng các tín hữu. Trong tiến trình
của cuộc hành trình lữ hành trần thế tiến về Thiên quốc,
tất cả chúng ta cần được dưỡng nuôi bằng Lời và Bánh hằng
sống; những yếu tố này không thể bị tách rời!
Các thánh Tông đồ đã lãnh nhận lời cứu
rỗi và truyền lại cho các dấng kế vị gìn giữ thận trọng
trong kho báu Giáo Hội, vì không có Giáo hội, kho báu này
có nguy cơ bị mất hoặc bị hủy diệt.
Các bạn trẻ thân mến, chúng con hãy trân
quí Lời Chúa và yêu mến Giáo Hội, điều này sẽ giúp chúng
con đi vào khám phá trong kho tàng cái giá trị rất cao quí
và giúp chúng con trân quí sự sang giầu của nó. Hãy yêu
mến và trung thành với Giáo Hội vì Giáo hội đã nhận lãnh
từ Đấng sáng lập ra Giáo Hội cái sứ vụ trình bày cho đại
chúng, con đường dẫn tới hạnh phúc thật. Không dễ để nhận
chân và khám phá ra cái hạnh phúc chân chính trong thế giới
chúng ta đang sống, một thế giới mà con người dễ bị tù ngục
bởi những lối suy nghĩ đương đại. Họ tưởng họ “tự do” nhưng
không, họ đang bị lôi kéo ra ngoài và nhậm chìm trong những
lầm lạc và ảo vọng của các ý thức hệ sai lầm.
Chiếu theo Thông điệp Veritatis Splendor
(Ánh sáng của Chân Lý) số 86 thì "Tự do tự nó giải
thoát", và bóng tối trong đó nhân loại đang lần mò
cần được chiếu tỏa. Chúa Giêsu đã chỉ chúng ta cách để làm
cho ánh sáng đẩy lui bóng tối khi Ngài phán rằng: "Nếu
các con tuân giữ Lời Thầy, các con là môn sinh của Thầy;
và các con sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các
con" (Gioan 8:31-32). Ngôi Lời Nhập Thể, Lời Chân lý
giải thóat các con và đưa dẫn các con tới điều thiện.
Các bạn trẻ thân mến, chúng con hãy năng
suy niệm Lời Chúa, và Chúa Thánh Linh sẽ là Thầy chỉ dậy
cho các con. Các con sẽ nhận ra đường lối suy đoán của Chúa
khác với lối suy nghĩ của con người chúng ta. Các con sẽ
được Chúa dẫn đưa khi chúng con suy niệm Lời Chúa và sẽ
nhìn các diễn tiến trong lịch sử dưới nhãn quan Thiên Chúa.
Chúng con sẽ nếm cảm được trọn vẹn niềm vui, thứ niềm vui
phát sinh từ chân lý. Bao lâu còn sống trong cuộc lữ hành
bể dâu, chúng con khó lòng thoát khỏi những lọc lừa, chúng
con sẽ phải đối diện với khó khăn và đau khổ, bị đầy đọa
khiến chúng con phải thốt lên như lời Thánh vịnh 119 [118]
câu 107 viết: “Con bị bủa vây tứ bề!”
Nhưng chúng con đừng quên rằng Thánh Vịnh
viết tiếp 119 [118] câu 109: "Ôi lạy Chúa, xin ban
cho con sự sống như Lời Chúa hứa... Con hằng liên lỉ khấn
xin và con chẳng quên luật Chúa”. Sự hiện diện trìu mến
của Chúa qua Lời Ngài là đèn soi đẩy lui mọi bóng tối sợ
sệt và soi dẫn đường lối con, ngay cả lúc con trăm bề thử
thách!
Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Do
Thái chương 4 câu 12 viết: "Lời Thiên Chúa là Lời sống
động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu
nơi chốn, phân cách tâm với linh, cốt với tủy; lời đó phê
phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người. Chúng con
cần phải ý thức sự cần thiết và quan yếu coi Lời Chúa như
là một “võ khí” tuyệt đối cho trận chiến thiêng liêng. Điều
này sẽ được tỏ hiện tỏ tường khi chúng ta học để biết lắng
nghe và thực hành Lời Chúa.
Giáo lý của Giáo Hội cắt nghĩa cho ta rõ
ràng rằng: "Vâng lời (theo La ngữ là 'ob-audire,' nghĩa
là 'nghe hay lắng nghe') trong niềm tin “vâng lời” là khi
Lời Chúa đã được nghe thì tự do qui phục Lời Chúa, vì chính
Thiên Chúa đảm bảo cho sự thật ấy vì chính Chúa là Chân
lý" (No. 144). Tổ phụ Abraham là gương mẫu cho ta trong
sự tùng phục lúc chúng ta lắng nghe Lời Chúa; còn đối với
Vua Salomon thì lại đắm chìm trong việc khám phá ra sự khôn
ngoan trong Lời Chúa. Lúc Chúa phán cùng vua: "Người
muốn xin gì Ta sẽ ban cho ngươi điều ấy”. Vua đã khôn khéo
đáp lại: "Xin Chúa ban cho tôi tớ Chúa sự khôn ngoan
để thấu hiểu được lòng người" (1 Các Vua 3:5,9).
Bí mật để đạt tới sự “thấu hiểu được lòng
người” là huấn luyện cho lòng các con biết lắng nghe. Điều
này các con sẽ đạt được nếu các con chuyên chăm suy niệm
Lời Chúa và bén rễ sâu trong Lời Chúa qua việc dấn thân
bền bỉ để biết về Chúa nhiều hơn.
Các bạn trẻ thân mến, Cha tha thiết mời
gọi các con hãy làm quen với cuốn Kinh Thánh, hãy cầm nó
trong tay hầu Lời Chúa soi dẫn đường chúng con đi. Qua việc
đọc Thánh Kinh chúng con sẽ học biết Chúa Kitô như Thánh
Giêrôm đã nói: "Không biết Thánh Kinh là không biết
Chúa Kitô” (PL 24,17; cf. "Dei Verbum," 25). Một
con đường hợp thời để học và thưởng vị Lời Chúa là "lectio
divina" (việc đọc lời thánh) làm thành một hành trình
thiêng liêng thực thụ. Sau "lectio," bao gồm việc
đọc đi đọc lại một đoạn Thánh Kinh và rút tỉa ra những điểm
chính để chúng ta bước sang phần “suy niệm”.
Đây là giây phút suy niệm nội tâm, trong
đó linh hồn ta qui hướng về Chúa và cố tìm hiểu xem Lời
Chúa muốn dậy bảo ta điều gì trong hoàn cảnh hiện nay.Tiếp
đến là giai đoạn “oratio" (cầu nguyện) chúng ta thân
thưa với Chúa trực tiếp. Cuối cùng là giai đoạn "contemplatio"
(chiêm ngưỡng). Điều này giúp tâm lòng chúng ta chan hòa
trong sự hiện hữu của Chúa Kitô mà Lời Ngài là "ngọn
đèn sáng soi trong nơi u tối, cho tới hừng đông và ngôi
sao hôm chiếu tỏa trong tâm hồn chúng ta” (Thư thứ 2 của
Thánh Phêrô 1:19). Tiến trình đọc, học hỏi và suy niệm Lời
Chúa giúp chúng ta bền bỉ trung thành với Chúa Kitô và Lời
Người dậy.
Thánh Giacôbê Tông đồ nói: “Anh em hãy
mang Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối
chính mình. Thật vậy, ai lắng nghe Lời Chúa mà không thực
hành, thì giống như người soi gương thấy khuôn mặt tự nhiên
của mình. Người ấy soi gương rồi đi, và quên ngay không
nhớ mặt mình là thế nào. Ai thiết tha và trung thành tuân
giữ luật trọn hảo – luật mang lại tự do -, ai thi hành luật
Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc
trong mọi việc mình làm" (1:22-25).
Những ai nghe Lời Chúa, suy niệm và thực
hành thì như xây nhà trên nền móng vững chắc. Chúa Giêsu
đã phán: "Kẻ nào nghe những lời của Ta và đem ra thực
hành thì như người khôn xây nhà mình trên đá” Matthêu 7:24,
nhà đó sẽ không bị xụp đổ khi sông ba bão táp tới.
Xây dựng cuộc đời chúng con trên nền tảng
Chúa Kitô là chấp nhận Lời Người với niềm vui và đem ra
thực hành: Đây chính là chương trình sống của những người
trẻ của thiên niên kỷ ngàn năm thứ ba! Đây là một nhu cầu
cấp thiết của một thế hệ tông đồ mới được bén rễ sâu vào
Lời Chúa Kitô, hầu có khả năng đáp ứng những thách đố của
thời đại hầu loan truyền Lời Chúa đi khắp nơi hoàn cầu.
Đây chính là điều Thầy Giêsu xin chúng
con, đây cũng là điều Giáo Hội mời gọi chúng con và đây
cũng là điều thế giới mong đợi nơi chúng con - mặc dù thế
giới không ý thức được! Nếu Chúa Giêsu gọi chúng con, chúng
con hãy can đảm quảng đại đáp trả! Đừng sợ, nhất là khi
Người mời gọi chúng con dâng mình cho Ngài trong đời sống
linh mục và tu sĩ. Đừng sợ, hãy tín thác nơi Ngài và Ngài
sẽ không để chúng con thất vọng!
Chúng con thân mến, trong ngày Đại Hội
Giới Trẻ Thế Giới thứ 21 tới vào dịp Lễ Lá, tất cả chúng
ta đồng lòng hiệp thông hướng về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
năm 2008 sẽ được tổ chức tại Sydney, Úc Châu. Chúng ta hãy
cùng nhau sửa soạn cho biến cố này qua những suy tư về chủ
đề: "Chúa Thánh Linh và Sứ mạng Truyền giáo” khi thời
điểm tới.
Năm nay, chúng ta tập trung vào vai trò
Chúa Thánh Linh, Chân lý Sự Thật, Đấng mặc khải Chúa Kitô,
Đấng Nhập Thể, đến để mở lòng mỗi người chúng ta qua Lời
cứu độ dẫn chúng ta tới sự viên mãn của Chân lý. Năm sau
2007 chúng ta sẽ tập trung vào lời Phúc âm của thánh Gioan:
“Chúng con cũng hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu chúng
con” 13:34).
Chúng ta sẽ đào sâu về Chúa Thánh Linh,
Thánh Thần Tình Yêu, Đấng hằng thôi thúc chúng ta làm việc
lành bác ái và giúp chúng ta nhận ra những nhu cầu thiêng
liêng lẫn vật chất của anh chị em đồng loại. Cuối cùng chúng
ta đạt tới cao điểm là Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào năm
2008 với chủ đề: "Các con sẽ lãnh nhận sức mạnh của
Chúa Thấn Linh khi Ngài xuống trên chúng con và chúng con
sẽ trở nên nhân chứng cho Thầy" (Sách Tông Đồ Công
Vụ 1:8).
Các bạn trẻ thân mến, ngay từ phút giây
này, trong bầu khí lắng nghe Lời Chúa, chúng ta hãy cầu
xin Chúa Thánh Linh, “Thánh Thần của sức mạnh và chứng tá”
giúp chúng ta không sợ hãi loan truyền Tin Mừng Chúa cho
tới ngày tận thế. Chúng ta nguyện xin Đức Maria, Mẹ đã hiện
diện cùng các Thánh Tông đồ trong nhà tiệc ly để đón chờ
Chúa Thánh Thần hiện xuống, xin Mẹ làm Mẹ và Người Lãnh
Đạo cho chúng con. Ước mong Mẹ dậy chúng con đón nhận Lời
Chúa, suy niệm và nắm giữ trong lòng chúng con (Luca 2:19)
như Mẹ đã làm trong cuộc đời Mẹ. Nhờ thế Mẹ đã can đảm đáp
lời “xin vâng” cùng Chúa trong niềm tin. "Ước mong
Mẹ gìn giữ đức tin chúng con kiên vững, bền vững trong đức
cậy và bền bỉ trong đức mến, luôn đáp trả Lời Chúa.
Cha hằng nhớ chúng con trong tâm tình cầu
nguyện của Cha và với trọn vẹn trái tim yêu thương Cha chúc
lành cho chúng con.
Từ điện Vatican ngày 22.2.2006
Lễ Kính Ngai Tòa Thánh Phêrô
Đức Giáo Hoàng BENEDICTUS XVI
|